AMS Blueprint

AMS Blueprint là gì?

AMS Blueprint là bộ công cụ do Nhóm công tác AMR&S phát triển nhằm giúp các bệnh viện Châu Á xây dựng, thực hiện và cải thiện các chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (AMS).

Bộ công cụ bao gồm các hướng dẫn thực hành, trường hợp điển hình và mẫu văn bản có thể điều chỉnh dành cho các lãnh đạo và thành viên chương trình AMS, cũng như tài liệu giáo dục tuyên truyền. Quý vị có thể lựa chọn giữa nhiều tài liệu khác nhau, tùy theo điều kiện và nhu cầu của bệnh viện.

AMS Blueprint bao gồm nội dung gì?

AMS Blueprint được chia thành bốn phần chính:

Giới thiệu

Giới thiệu tổng quan ngắn gọn về bộ công cụ AMS Blueprint

Lãnh đạo AMS

Hướng dẫn và nguồn tài nguyên dành cho các lãnh đạo chương trình AMS.

Đội ngũ AMS

Hướng dẫn và nguồn tài nguyên dành cho các thành viên Đội ngũ AMS.

Tuyên truyền về AMS

Tài liệu tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhân viên các bệnh viện khác, bệnh nhân và người chăm sóc.

Làm cách nào để sử dụng AMS Blueprint

arrow
arrow
arrow
arrow

BƯỚC 1:
Hiểu nội dung và cấu trúc
Đọc phần giới thiệu để có cái nhìn tổng quan ngắn gọn về bộ công cụ AMS Blueprint.

BƯỚC 2:
Đánh giá tình trạng AMS
Sử dụng Danh sách kiểm tra đánh giá AMS để xác định các thành phần AMS cần được xử lý ở bệnh viện của quý vị.

 

BƯỚC 3: Sử dụng bộ công cụ này để thiết lập và/hoặc cải thiện một chương trình AMS đang hoạt động
Sử dụng các hướng dẫn thực hành và nguồn tài nguyên để thiết lập, xây dựng và triển khai một chương trình AMS toàn diện ở bệnh viện của quý vị. Nếu bệnh viện của quý vị hiện đang tham gia một chương trình AMS, hãy xác định các lĩnh vực có thể cải thiện, sử dụng các hướng dẫn và nguồn tài nguyên có liên quan tương ứng.

 

BƯỚC 4:
Lan tỏa thông điệp
Sử dụng tài liệu tuyên truyền để nâng cao nhận thức về AMS cho nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người chăm sóc.

Giới thiệu về AMS Blueprint

Để tìm hiểu thêm về AMS Blueprint và cách sử dụng bộ công cụ này, hãy xem video của hai thành viên Nhóm công tác, Giáo sư Anucha Apisarnthanarak và Giáo sư Balaji Veeraraghavan.

Nhóm công tác về Đề kháng kháng kháng sinh và Quản lý sử dụng kháng sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bà Nguyễn Thị Thanh Huyền và ông Đặng Phạm Xuân Cương đã có những đóng góp quý báu trong việc rà soát và hiệu đính nội dung.